Rêu đá là một món ăn truyền thống của người Thái gắn liền với phong tục tập quán, nét văn hóa đẹp nơi đây. Rêu đá thường được bày trong mâm rượu hứa hôn của đôi trai gái, một món ăn gắn liền với ngày trọng đại của họ như bánh hú xuất hiện trong đám cưới của người Kinh.
Người Thái coi trọng nên cách chế biến rêu đá nướng đòi hỏi sự tỉ mỉ lớn. Rêu thường được lấy ở các con suối hoặc ở chân thác- nơi nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá lớn để rêu bám và phát triển. Để lấy được rêu ngon, tươi non, người lấy vừa phải kiên nhẫn vừa phải có kỹ thuật.
Rêu đá được rửa sạch rồi vắt kiệt nước trước khi chế biến.
Vì vậy, khi đến đây du lịch, bạn có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái Thái từ nhỏ đến lớn đeo giỏ ra bờ suối lấy rêu. Hôm nào hái được những khóm non thì hôm đó, họ coi như “trúng mánh”, vì có thể nấu được những món ngon: rêu nướng, canh rêu…
Sa khi được tẩm ướp gia vị, rêu được bọc lá chuối nướng trên than
Sau khi hái, rêu được vớt vào rổ. Lúc này, người dân nơi đây sẽ chọn một hòn đá phẳng và to, đổ rêu xuống, dùng một khúc gỗ to để đập vài lần rồi cho rêu vào “sạ” (giống như rổ của người Kinh) xóc qua xóc lại thật kỹ để làm sạch đất cát. Rêu đá sau khi sơ chế sẽ có màu xanh đậm, sờ vào rất mềm và mát.
Người Thái chế biến rêu đá.
Rêu sau khi được vớt từ dưới suối lên.
Để làm được món rêu nướng thơm ngậy tuyệt vời, người chế biến cần ướp tẩm với các gia vị như: sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt mác khén… rồi gói vào lá dong và vùi trong tro nóng, bên trên phủ một lớp than hồng sao cho rêu chín đều mà không bị cháy.
Lúc này, người làm cần đợi đến khi lớp lá dong bên ngoài chuyển thành màu đen thì mới lấy ra. Mùi thơm của gia vị cùng mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng, trông giống như tảo biển, mềm, ngậy ăn với cơm nóng thì ngon tuyệt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu đá vùi than thường xuyên giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, hạ huyết áp và nhiều chứng bệnh mạn tính khác.
Để làm tăng thêm sự thơm ngon của rêu đá, người dân thường nướng kèm với các loại thịt gà, thịt lợn và cá. Có những nơi, người ta sử dụng ống nứa non thay cho lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng.
Sau buổi làm việc mệt mỏi bên ché rượu cần, hoặc bên li rượu gạo thơm lừng hoà quyện cùng hương vị nồng nàn của món rêu đá nướng thì không gì tả hết, chỉ có cảm giác xoắn lưỡi khi đưa lên thưởng thức giữa hương gió núi đêm về.
Đồng hành cùng VNA Travel để khám phá thêm những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của núi rừng Tây Bắc nhé.   
                                                                                                                                                Hà Thanh Sơn