Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ, với khí hậu mát mẻ quanh năm, Sapa từ lâu đã trở thành điểm tham quan, thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đã bao giờ các bạn tự hỏi “tên gọi Sapa” bắt nguồn từ đâu, và có ý nghĩa gì không?

Thị trấn Sapa ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên “Sa Pả” là tên gọi của người dân vùng này xuất phát từ tiếng Quan thoại có nghĩa là “bãi cát” (Hán Việt: Sa Bá, 沙壩), người Pháp viết tên khu là “Chapa”, vì âm “S” phát âm cứng gần như “Ch” trong tiếng Pháp và “S” trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,…

Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.

 

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

 

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật,… Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

 

Một số hình ảnh “độc” của Sapa những năm đầu thế kỷ 20:

Hình ảnh sinh hoạt của đồng bào H’mông những năm 20 thế kỷ trước

Toàn cảnh Sapa từ trên cao những năm đầu thế kỷ 20

Xe ô tô Lao Kay – Cha Pa (Sa Pa) năm 1920-1929. Hình ảnh ngôi nhà, vị trí của Công ty xưa, nay là Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai (đối diện Sân Quần và Nhà thờ Sa Pa). Ảnh bảo tàng tỉnh Lào Cai)

Bản Hầu Thào

Người dân địa phương tò mò xem ô tô của Pháp

Ảnh chụp Sapa năm 1927

 

Hình ảnh những người phụ nữ dân tộc H’mông những năm đầu thế kỷ 20

Quang cảnh chợ phiên của đồng bào dân tộc thời xưa

Khách sạn Fansipan – khách sạn đầu tiên được xây dựng ở Sapa trên đường cầu mây (nay là khách sạn BB)

 

Toàn cảnh phiên chợ vùng cao cổ